VĂN HÓA THỰC NGHIỆM

Lịch sử hình thành đất nước Mỹ là sự tập hợp của nhiều sắc dân trên thế giới nên được gọi là Hiệp Chủng Quốc. Từ dị biệt về ngôn ngữ, khác nhau văn hóa nên người Mỹ luôn chú trọng đến những điều đơn giản nhất qua sự thể hiện, trong lời nói cũng như cách viết. Đơn cử hai chiếc máy có cùng chức năng được sản xuất ở Đức và Mỹ thì những thông tin kỹ thuật được viết bằng tiếng Anh kiểu Mỹ là rất ngắn gọn và dễ hiểu, nhưng với tiếng Đức quả là một điều ngược lại.

Chương trình giáo dục của Hoa Kỳ cũng nghiêng nặng về tính thực nghiệm. Nhà trường, thầy cô luôn khuyến khích học sinh và trao cho chúng niềm tin rằng: “Chính bản thân các em sẽ tìm ra nhiều điều tốt, mới lạ và hữu ích cho xã hội và chúng tôi luôn tin là các em sẽ làm được”. Tư duy này đã đưa các trường đại học như Berkeley, Harvard, MIT, Princeton, Stanford & Yale lên hàng đẳng cấp quốc tế, và là cái nôi giáo dục của thế giới. Nơi xuất thân của biết bao vị Tổng thống Mỹ. Trường còn là nơi cống hiến những trí tuệ lỗi lạc với biết bao chủ nhân của các giải Nobel và hầu hết các nhà tỉ phú Mỹ đều có thời gian ngồi tại các ngôi trường này. Khuynh hướng giáo dục trên tạo điều kiện thuận tiện và cho phép học sinh, sinh viên phát huy hết năng khiếu và sở trường của mình, đề cao tính thực hành, tìm tòi và thử nghiệm. Do đó, người Mỹ rất dễ chấp nhận cái mới, cả một xã hội, cả một nền kinh tế không ngừng đổi mới và cải tiến. Nhờ được khoác lên người hành trang có phần mạo hiểm từ gia đình với gốc gác di cư, từ học đường và xã hội có tố chất như nêu ở trên nên không biết bao nhiêu công ty đã ra đời từ Garage trong Vùng Thung Lũng Điện Tử – Silicon Valley nhưng nay là những tập đoàn lớn như HP, Cisco, Intel, Yahoo, Apple, Google, Facebook, Tesla, …

Như đã đề cập ở trên, sự hình thành xã hội Hoa Kỳ và nền tảng giáo dục của đất nước này đã cho ra đời những con người đầy can đảm dám thực hiện để biến giấc mơ thành hiện thực. Song song với các yếu tố kia, nền kinh tế của Hoa Kỳ phát triển cực thịnh vào những thập niên đầu thê kỷ XX và dẫn đến nhu cầu của mỗi gia đình đều muốn sở hữu một căn nhà riêng mà nước Mỹ thì quá lớn về địa lý. Đó là chưa nói đến chuyện khi nền công nghiệp và công nghệ Mỹ ngày một phát triển mạnh nên tiền lương và tiền thi công ngày một tăng cao. Từ đó tư duy tự làm đã được thai nghén và khái niệm Do It Yourself (DIY) được hình thành. Trong học đường khi người ta phát hiện ra nhu cầu DIY của xã hội thì họ lại có kế hoạch giảng dạy để thực hành. Trong doanh nghiệp cũng vậy, đơn cử như trường hợp dòng sơn của Rust-Oleum – Sơn công nghiệp dân dụng lớn nhất nước Mỹ có lịch sử cả 100 năm là công ty đầu tiên cống hiến cho thị trường những dòng sơn xịt DIY (Do it yourself) vào những năm đầu của thập niên 30 của thế kỷ trước. Có thể nói, không một căn nhà nào của người Mỹ mà trong Garage lại không có chứa các lon sơn xịt DIY và vì thế Rust-Oleum là thương hiệu có đến 97% người Mỹ biết để nhận diện. Ngày nay Rust-Oleum trực thuộc tập đoàn RPM có doanh thu sơn đứng hàng thứ 3 trên nước Mỹ. Với việc sáp nhập, mua lại của hàng chục hãng sơn nên phải nói là không có một vấn nạn nào trong nghành công nghiệp sơn mà Rust-Oleum không giải quyết được. Điều đáng nói là những dòng sơn chúng tôi đang phân phối tại thị trường Việt Nam là Made in USA nên tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường là rất đẳng cấp quốc tế và đặc biệt là không mùi.
Nhân đây xin mời quý vị trải nghiệm với cả trăm, cả ngàn sản phẩm DIY được trình bày tại website www.tulampaint.com hay liên

Từ trải nghiệm thực tế với một thời gian dài sống ở Âu Châu, nhiều năm sống ở Mỹ và lại lớn lên ở Việt Nam nên chúng tôi có cái nhận định như sau: Trong 100 người đàn ông có gốc Mỹ, Âu Châu & Á Châu thì 90% người Mỹ là có tính thực nghiệm (DIY). Qua Âu Châu còn số này rơi xuống 50% và khi về đến Á Châu thì chỉ còn 5 – 10%. Cũng như người ta thường thắc mắc và đặt vấn đề là tại sao người Mỹ lại có được nhiều tính sáng tạo. Việc này, nó bắt nguồn từ 2 nguyên nhân:

Các vị khai quốc công thần của người Mỹ quả là những người toàn năng nên họ đã tạo ra được một sân chơi và những cuộc chơi rất tuyệt vời mà ai trên thế giới này cũng muốn đến để dự phần. Mới đây, trong một bài phân tích của một học giả người Nga đã nói rằng cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Nga thì nước Nga đã thua cuộc khi mà biết bao người tài của Nga đang qua Mỹ lập nghiệp, bởi cuộc chiến hôm nay là cuộc chiến về công nghệ và trí tuệ chứ không còn là cuộc chiến về ý thức hệ hay biên giới nữa.


Cũng từ các vị khai quốc công thần vĩ đại này mà họ đã đưa ra một số nguyên tắc cho cách trang phục, vật trang sức và đồ đạt trang trí, … như trong cuốn sách với lời tựa “Đệ nhất phu nhân” từ thời bà Washington cho đến bà Clinton do Bill Harris biên soạn có kể lại nhiều sự việc về việc các đệ nhất phu nhân khi dọn vào tòa Bạch Ốc thì Quốc Hội Mỹ phải xét duyệt mọi đồ vật theo một số tiêu chuẩn rất riêng. Được biết, có khi giá trị vật dụng chỉ có $700 USD mà Quốc Hội phải họp bàn đến bao nhiều lần nên chi phí có khi nó lên đến vài chục ngàn USD.
Cũng nhờ nhiều người giỏi tài giỏi đến Mỹ lập nghiệp cộng với những nguyên tắc trên nên người ta phải tự sáng tạo, tự thực nghiệm để làm ra những sản phẩm thật đơn giản nhưng thật hoàn hảo, thật ưng ý nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Và từ đó, lâu dần nó trở thành tư duy định hướng, một nếp sống và tạo ra văn hóa thực nghiệm. Cùng với đó, người ta đã tạo ra một môi trường sao cho dễ đâm chồi nẩy lộc nên ngày hôm nay trên đất nước Mỹ nó mới có một vùng thung lũng điện tử Silicon Valley,một Elon Musk tận từ Phi Châu qua dụng võ hay biết bao đại công ty với các nhà sáng lập có nguồn gốc từ Âu Châu, Á Châu, …

Tại Việt Nam, đã gần 5 năm qua, chúng tôi gầy dựng mảng sơn DIY của Rust-Oleum thì gần đây mới thấy có chiều hướng phát triển nên đó cũng là niềm vui khi thấy văn hóa thực nghiệm của Mỹ đang dần du nhập vào Việt Nam. Âu đó là một sự khởi sắc về tư duy cho một tinh thần thực nghiệm.

Tulampaint.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *